Lời đùa ác ý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào?

Đôi khi, những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt của giáo viên lại gây ảnh hưởng nặng nề, trở thành vết sẹo mãi về sau trong tâm lý của những đứa trẻ.

Câu chuyện bắt đầu từ trải nghiệm khá tồi tệ của 1 bạn trẻ trong quá khứ:

"Mình từng khá mến với cô giáo dạy Văn năm lớp 7. Ban đầu cô khá dễ mến nhưng sau một thời gian tiếp xúc thì cô bắt đầu có những hành động ác cảm (mình không tiện nói ra vì ảnh hưởng đến những người khác).

Khoảng từ năm 2018 - 2019 (tức đang học lớp 8 - 9), cô và một số học sinh khác lập group chat nói chuyện trên mạng xã hội. Bẵng đi một thời gian, khi mình đang học lớp 11, bạn mình từng trong group đó đã gửi lại ảnh chụp màn hình tin nhắn.

Sau khi chứng kiến những lời lẽ từ bạn bè và cô giáo xúc phạm đến bản thân, mình đã vô cùng tổn thương và mất tinh thần. Đặc biệt lại càng đau lòng hơn khi biết sự công kích ấy đến từ chính giáo viên dạy Văn năm xưa. Mọi người trong group đã cùng a dua miệt thị ngoại hình, xúc phạm danh dự, khinh miệt gia đình mình. Họ so sánh mình với cả những động vật chỉ vì ngoại hình mình không được đẹp lắm".

Lời đùa ác ý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào? - Ảnh 1.

Dù sau này, vị giáo viên kia đã gửi lời xin lỗi và nhận được sự tha thứ từ phía cô học trò. Song có lẽ chẳng ai nghĩ rằng, chỉ bằng những lời nói, câu đùa vô ý của giáo viên lại có thể gây ảnh hưởng cỡ nào đến tâm lý của học sinh.

Những trải nghiệm không hề dễ chịu khi nhận "lời đùa" (vô tình) của giáo viên

Thời đi học, thế giới của học trò bị tác động chủ yếu bởi 3 nhóm người: Gia đình, bạn bè, nhà trường. Khi giáo viên có những lời đùa ác ý (kể cả vô tình lẫn cố ý) với học sinh thì tất nhiên thế giới quan khi đó sẽ phần nào sụp đổ.

Chẳng ai muốn bản thân trở thành trò đùa của giáo viên hay những thành viên trong lớp. Ranh giới giữa việc thân thiện và trò đùa ác ý lại rất mong manh. Những lời ám ảnh tâm lý thật ra lại đến từ những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhất: "Em nên giảm cân đi, cô thấy là...", "Em học kém lắm, không đỗ tốt nghiệp đâu", "Em không thể nào vào được trường đó"...

Lời đùa ác ý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào? - Ảnh 2.

1- Bodyshaming ngoại hình học sinh công khai trong lớp học thêm

"Trùng hợp làm sao ngày xưa mình cũng từng bị giáo viên dạy Văn trường chuyên bỉ bôi ngoại hình ngay trong lớp học thêm cô này mở tại nhà, trước mặt không chỉ bạn cùng lớp mà còn cả các bạn lớp khác vốn chẳng thân quen gì với mình.

Mình nhớ lúc đó cô đột nhiên 'vui mồm' nói chứ mình chẳng làm gì để cô phải bực tức cả. Mà kể cả bực tức thì cũng không nên nói học trò ngay chốn công khai như vậy. Tất nhiên là ngay buổi cuối mình đã xin nghỉ dù lúc đó đang ôn thi đại học. Thật may là sau đấy đã được giới thiệu đi học thêm Văn của một vị giáo viên khác mà nhờ thầy giáo này nên mình đã cố gắng không phụ công, viết liền 9 trang và được 9 điểm. Thôi thì cũng cảm ơn cô đã khiến mình mạnh mẽ và học được người thầy mà mình mến nhất quả đất ngày hôm nay".

2- "Em không được quyền nói đến khi tôi cho phép!"

"Mình đã từng bị giáo viên tát trước lớp.

Khi học lớp 4, một bạn nam trong lớp đã nhổ nước bọt vào quyền sách tập tô màu đang vẽ. Mình cùng bạn nam đó có xô xát với nhau và khi đứng trước giáo viên, trong lúc vừa khóc vừa giải thích thì bị cô giáo cho một cái tát đau điếng: 'Em không được quyền nói cho đến khi tôi cho phép' - cô nói với mình như vậy.

Mình không thể nói thành tiếng khi những lời bảo vệ của bản thân lại bị cô giáo không cho nói. Mình thật sự tủi thân khi người gây sự trước không phải là mình, nhưng bản thân lại bị nhận cái tát từ cô. Dù sau này mình và bạn nam kia đã làm hòa nhưng những kí ức về cô giáo vẫn khá tồi tệ cho đến tận bây giờ".

Lời đùa ác ý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào? - Ảnh 3.

3- "Em nó khó mà tốt nghiệp cấp 3 được"

"Không biết có phải do nhạy cảm không, nhưng mình nghĩ bản thân từng là nạn nhân bị giáo viên 'đì'. Chỉ trong trường hợp đó bạn mới hiểu rằng tìm được một giáo viên tốt là quan trọng đến nhường nào.

Mình vẫn nhớ năm lớp 8 vì tóc xoăn quá nên mẹ cho đi ép tóc. Cô lại cho rằng mình làm tóc là điệu. Xong cô bảo là khi con gái phát tín hiệu cái là bọn con trai sẵn sàng luôn. Từ đó, bọn bạn trong lớp gọi mình wifi luôn, thề là tức phát khóc ý.

Nhưng đỉnh điểm là hồi ôn thi đại học, cô giáo lại nói với cha mẹ rằng: 'Em nó khó mà tốt nghiệp được'. Cũng biết là học lực mình kém nhưng nói vậy cha mẹ rất đau lòng, lại thêm mắng chửi và thúc ép mình học hơn. Đến giờ cũng biết ơn cô đã nói ra câu đó để bản thân có mục tiêu hướng đến và nhờ thế cũng gọi là đỗ vào ngôi trường mà bản thân cũng được tự hào".

4- "Người học giỏi Toán phải mập mạp xinh đẹp. Chưa thấy ai giỏi Toán mà gầy như vậy"

"Ai là nạn nhân bị thầy cô ghét mới hiểu cảm giác này. Ngày mình đi học luôn đứng đầu lớp môn Toán. Nhưng thầy dạy Toán không thích mình lắm. Bảo mình gầy tong teo, người học giỏi Toán phải mập mạp, xinh đẹp chứ chưa thấy ai giỏi Toán lại gầy như mình. Có lần thầy chê làm mình khóc trước lớp luôn.

Bạn học thì cũng nói sau lưng không hiểu sao thầy giáo không ưa như vậy. Mười mấy năm nghĩ qua nghĩ lại vẫn chưa hiểu bản thân sai ở điểm nào. Dù bạn bè cũng hay rủ về họp lớp nhưng cứ nghĩ đến kí ức cấp 3 lại chẳng muốn quay về nữa".

Lời đùa ác ý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào? - Ảnh 4.

Những lời nói của giáo viên ảnh hưởng tâm lý học trò thế nào?

Câu đùa ác ý nhiều khi lại núp bóng dưới những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhất. Từ việc muốn khuyên học sinh giảm béo (để có ngoại hình xinh đẹp hơn), chê học sinh học dốt (để có động lực phấn đấu học tập tốt hơn), mắng gay gắt cha mẹ học sinh trong giờ học phụ huynh về thái độ (để biết mà cải thiện con em mình tốt hơn)...

Lời nói nhằm mục đích tốt hơn, nhưng về lâu dài lại gây ảnh hưởng nặng nề tâm lý của học sinh. Lời khuyên chỉ thực sự có giá trị khi cả giáo viên lẫn học sinh đều cảm thấy đang giúp đỡ phía còn lại tốt hơn.

- Muốn chỉ ra điểm yếu kém của học trò, hãy nhắn tin với gia đình, với bạn thân của em đó. Thay vì mắng công khai trước lớp.

- Thấy học sinh quậy phá, hãy tìm cách trò chuyện riêng, trao đổi với gia đình, liên hệ với những người bạn hay chơi cùng. Thay vì đánh đập hay nói xấu học sinh.

- Thấy học sinh béo/gầy, đừng chê trước lớp vì đâu học trò nào muốn bản thân mình xấu. Giáo viên hãy thử tìm hiểu giúp về chế độ ăn uống, cách để học trò sống tự tin hơn.

Lời đùa ác ý của giáo viên ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta như thế nào? - Ảnh 5.

Có rất nhiều cách để giúp học trò tốt lên, thay vì dùng lời lẽ để tấn công. Nhiều học sinh khi chịu tổn thương tâm lý đã hình thành nên sự nhẫn nhịn. Họ tưởng là họ đã quên nhưng những vết sẹo ấy lại hình thành lên tính cách và tâm lý của mãi sau này. Chỉ là học trò có nhận ra hay không.

Nghề giáo viên luôn khó như vậy. Ranh giới giữa việc tỏ ra thân thiện, dễ gần với trò đùa gây ảnh hưởng tâm lý thật ra lại rất mong manh. Nghề giáo viên cần lắm sự khôn khéo, yêu thương và cả sự vị tha. Vì nếu giáo viên thực sự tốt sẽ tác động được đến cả tương lai sau này của học trò, được học trò biết ơn và nhớ mãi.

Ảnh minh họa: Tổng hợp

Đăng nhận xét

Tin liên quan

    эффективно вложить деньги