Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người châu Á từ khắp mọi nơi trên thế giới đã phải hứng chịu làn sóng phân biệt đối xử trầm trọng. Phần đông trong số đó xảy ra ngay tại nơi làm việc.

Người châu Á bị hành hung tại Mỹ - đây là câu chuyện đã xảy ra từ lâu, nhưng chúng ta thấy nó nhiều hơn trong vòng 1 năm trở lại đây. Có điều, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đường phố nước Mỹ.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người châu Á từ khắp mọi nơi trên thế giới đã phải hứng chịu làn sóng phân biệt đối xử trầm trọng. Phần đông trong số đó xảy ra ngay tại nơi làm việc.

Theo một khảo sát tại Úc hồi tháng 10/2020, 66,4% người châu Á cho biết họ bị phân biệt chốn công sở, với tần suất gia tăng tới gần 15% trong vòng 6 tháng gần nhất. Thời điểm ấy, đại dịch tại Úc đang có chiều hướng rất xấu, khi số ca nhiễm tăng từ 4862 lên tới hơn 27.000 kể từ tháng 4 năm ngoái.

Những người Úc gốc Á thậm chí còn không được làm việc. Họ bị cắt giảm đến phân nửa số giờ lao động kể từ mùa xuân năm ngoái so với phần còn lại - theo khảo sát từ ĐH Quốc gia Úc. Báo cáo của các chuyên gia có đề cập đến một số lý do, bao gồm cả "sự phân biệt đối xử với người châu Á tại nơi làm việc".

Tại Anh, số người gốc Trung Quốc có việc làm giảm 4,6% trong 6 tháng đầu năm 2020 - gấp 3 lần so với các dân tộc khác.

"Có thể là vì người Trung Quốc và Á Đông chịu tác động lớn nhất do đa số làm trong ngành dịch vụ, nhưng sự phân biệt đối xử từ các chủ lao động là có ảnh hưởng," - Frances O’Grady, tổng thư ký Công đoàn Anh lên tiếng. 

Xu hướng tẩy chay người châu Á có thể gây ra những tác động lớn trong dài hạn, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang vật lộn để phục hồi. Tại Mỹ, người gốc Á đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề từ cuộc khủng hoảng việc làm, và đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao bậc nhất trong lịch sử.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 1.
Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 2.

Ian Wong, 24 tuổi, thợ trang điểm, sinh viên trường luật tại London, Anh Quốc

Ian Wong từng làm thợ trang điểm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học. Một ngày, khi chuẩn bị trang điểm cho khách, vị khách hàng đột nhiên từ chối với lý do không muốn người làm là anh.

"Họ chỉ nói kiểu, 'Ồ, đại dịch đang lây lan, và tôi thấy không thoải mái để anh trang điểm đâu,''' - Wong nhớ lại.

"Khi tôi hỏi tại sao, câu trả lời nhận được là 'Vì anh là người Trung Quốc, virus cũng từ Trung Quốc. Anh biết đấy, nó nguy hiểm mà.'"

Wong đành rời đi, nhường vị khách cho một thợ trang điểm khác. Tâm trạng anh nhói đau, pha chút phẫn nộ.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 3.
Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 4.

- Monica, 29 tuổi, giáo viên tiểu học tại Kuwait

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 5.

5 năm trước, Monica chuyển đến Kuwait để làm việc. Và kể từ lúc đó, cô đã trải nghiệm cái gọi là "phân biệt chủng tộc" gần như tất cả mọi ngày.

"Nó xảy ra ở mọi nơi: chỗ làm, siêu thị, trung tâm thương mại, phòng tập gym, hay trên đường phố cũng vậy.

Monica là một người gốc Trung Quốc. Cô làm giáo viên tiểu học cho một trường quốc tế tại Kuwait. Cô đề nghị được giấu tên, để không bị làm khó dễ bởi giáo viên trong trường.

"Từng có phụ huynh yêu cầu chuyển lớp cho con vì họ muốn có một giáo viên tiếng Anh bản địa. Nhưng tôi cũng là người nói tiếng Anh bản ngữ mà," - Monica cay đắng nói. Cô sinh ra và lớn lên ở xứ Wales, Anh Quốc.

Trước đại dịch, cô từng bị một đồng nghiệp nam trêu chọc vì quê hương của mình. Cô cho biết người này đã làm những hành động mang tính phân biệt chủng tộc, như dùng tay kéo mắt để mô tả lại định kiến về con mắt của người châu Á.

Và đến khi dịch bệnh bùng phát, sự quấy rối còn trầm trọng hơn. Như vào cuối năm 2020, khi một bác sĩ được mời đến trò chuyện cùng học sinh. Người này nói về virus corona, và lý do nó được gọi là corona.

"Và rồi bà ấy nói: 'Virus corona - người Trung Quốc có nó."

Vài học sinh quay sang nhìn Monica. Cô chỉ có thể nín lặng.

"Tôi đã rất muốn nói điều gì đó. Nhưng trấn tĩnh lại, vì ở đó có đến hàng trăm học sinh. Tôi không muốn làm to chuyện."

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 6.

- Joshua Minchul Grisé, 28 tuổi, doanh nhân tại Los Angeles, Mỹ

Joshua Grisé từng làm đại diện chăm sóc khách hàng cho một startup về thời trang tại Los Angeles vào mùa xuân năm ngoái. Thế rồi, anh chết ngập trong những cuộc điện thoại từ khách hàng, với yêu cầu hủy các đơn hàng đã đặt.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 7.

"Khách hàng liên tục gọi đến, nói rằng họ không muốn mua nữa vì các sản phẩm đến từ châu Á. Họ viện cớ rằng người châu Á phải chịu trách nhiệm cho đại dịch, cũng như việc sản xuất hàng giả," - anh kể lại, và cũng lưu ý rằng khách hoàn toàn có thể biết nguồn gốc của món hàng họ đặt sau khi nhận được.

"Một vài phụ nữ còn bảo rằng người châu Á rất 'mờ ám', rồi nhại lại ngữ điệu của chúng tôi."

Grisé là một người gốc Hàn Quốc, được nhận nuôi bởi một gia đình Mỹ tại Kentucky. Anh cho biết dù cảm thấy rất khó chịu, nhưng anh vẫn cố gắng giữ cho được sự chuyên nghiệp. Chỉ là, mọi chuyện trở nên kỳ quái hơn khi anh trình báo sự việc cho quản lý.

"Ừ thì anh chỉ cần thừa nhận điều đó và tiếp tục công việc của mình. Dù sao thì cậu cũng được trả tiền để làm việc mà." - người quản lý phản hồi như vậy. 

Phản ứng từ khách hàng tiếp tục xuất hiện những tuần sau đó - thời điểm các văn phòng tại Mỹ cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Nó khiến Grisé ngày một tổn thương. Sau cùng, anh quyết định nghỉ việc.

"Có cảm giác tôi mang sự phân biệt đối xử về nhà vậy, ngay trong phòng khách. Nhà là nơi bình yên, và lúc đó cảm giác nó đã bị vấy bẩn."

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 8.

- Sissy Bianca Oishi de Lima, 34 tuổi, hướng dẫn viên thể hình tại São Paulo, Brazil

Sissy Oishi de Lima làm việc cho một phòng tập tại São Paulo. Mùa xuân năm ngoái, một người tập nói rằng anh ta gặp khó khăn với các thiết bị ở đó.

Là một hướng dẫn viên, cô bước tới và hỏi xem liệu mình có thể giúp gì. Nhưng những gì cô nhận lại không có một chút tích cực nào.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 9.

Theo Lima - người có nửa dòng máu Nhật Bản, người đàn ông nhanh chóng lùi lại khi cô đến gần. Ông ta nhìn cô từ trên xuống dưới, rồi hỏi xem liệu cô có phải người Trung Quốc hay không.

Bằng một cái nhìn trống rỗng, Lima hỏi lại: "Tại sao anh lại hỏi như vậy?"

Ông ta trả lời: "À, virus. Cô biết nó ra sao mà."

Cơ thể cô run lên bần bật khi nhớ lại câu chuyện này. "Hắn nhìn tôi như thể tôi là con virus vậy. Một ánh nhìn thể hiện sự ghê tởm."

Nước mắt lưng tròng, cô nhanh chóng rời đi để bình tĩnh trở lại. Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong là sự tổn thương.

"Người châu Á tại Brazil. Chúng tôi vờ như không quan tâm, nhưng nó đau đớn thấu tâm can."

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 10.

- Yunhan Zhang, 29 tuổi, chủ quán trà tại Washington DC, Mỹ

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 11.

Yun Zhang đang làm việc sau quầy thu ngân khi cuộc tấn công xảy ra. Đó là một ngày tháng 11/2020. Một gã đàn ông xông tới quán của anh, hét lên những từ ngữ như "Trung Quốc", rồi "Covid-19".

Đoạn video từ camera an ninh ghi lại được Zhang đăng lên Twitter cho thấy Zhang kéo khẩu trang lên và lùi lại.

"Đi ra ngoài đi," - ông nói.

"Mày cút đi ấy thằng khốn," - gã đàn ông hét lên đáp trả, rồi dùng bình hơi cay xịt vào Zhang.

Đó không phải là lần duy nhất vợ chồng Zhang phải đối mặt với làn sóng thù địch tại cửa hàng của họ. "Chúng tôi đăng vụ đó lên vì có video ghi lại. Nhưng còn rất nhiều vụ khác nữa."

"Nghĩ lại thì tôi đã may mắn. Nó chỉ là bình xịt hơi cay thôi. Nếu là súng thì chắc đã khác."

Sau vụ việc, Zhang bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra các lối thoát hiểm trong cửa hàng của mình. Anh và vợ cần nó.

"Như thể chúng tôi là ngành nghề duy nhất liên tục bị tấn công và quấy rối trong khu này. Chúng tôi không thể làm ăn được nếu nó xảy ra hàng tuần, hoặc hàng tháng," - Zhang nói một cách bức xúc.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 12.

- Zejian Peng, 35 tuổi, chủ cửa hàng văn phòng phẩm tại Salerno, Ý

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 13.

Zejian Peng nhớ lại cái ngày khiến anh cảm thấy cửa hàng mình sở hữu là một nơi thật tồi tệ. Đó là tháng 2/2020, thời điểm cơn khủng hoảng Covid-19 tràn đến nước Ý, cũng là lúc làn sóng thù ghét người châu Á lan tỏa tại Salerno.

"Đột nhiên, mọi người bắt đầu nói xấu người Trung Quốc. Từ việc 'Các người mang virus đến đây' cho tới 'Tôi sẽ không mua đồ ở cửa hàng Trung Hoa, vì nó xuất xứ từ Trung Quốc nên virus có thể ở trên đó,'" - Peng nói.

Là một doanh nhân gốc Trung Quốc nhưng lớn lên tại châu Âu, Peng tự nhận mình là một "lão làng trong việc đối phó với phân biệt chủng tộc".

"Tôi đã là mục tiêu bị bắt nạt từ nhỏ," - anh chia sẻ, nhớ lại những lúc bị tát, bị ngồi lên, bị xúc phạm chỉ vì màu da của mình. 

Đôi khi, khách vào cửa hàng lập tức mở cửa rời đi khi nhìn thấy Peng ở đó. Hoặc, "họ cũng chẳng thèm đến nữa," - Peng nói bằng tiếng Ý, ngôn ngữ anh còn thạo hơn tiếng Hoa.

Mọi chuyện trở nên tồi tệ đến mức Peng quyết định tạm dừng hoạt động trong vài tháng, sau đó sang tên cửa hàng cho vợ - là người gốc Ý. "Tôi phải cố gắng khiến cửa hàng của mình trông 'Tây' hết sức có thể."

"Tôi phải tự trấn an mình rằng đây là một chiến lược marketing, chứ không phải mất đi bản sắc dân tộc," - Peng nói một cách cay đắng.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 14.

- Sumy, 33 tuổi, nhân viên cửa hàng tại Denver, Colorado, Mỹ

Sumy thường làm ca đêm tại một cửa hàng bán lẻ ở Colorado, Mỹ, phụ trách việc ghi lại sổ sách.

"Thực ra tôi phải từ chối làm ca ngày, vì khách hàng luôn tỏ ra thô lỗ với giọng của tôi," - người phụ nữ gốc Việt trải lòng. Cô đã sống tại Mỹ gần 1 thập kỷ qua rồi. 

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 15.

Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Dù làm việc một cách âm thầm, Sumy vẫn luôn phải chịu đựng sự phân biệt từ chính các nhân viên và quản lý cửa hàng. Cô đề nghị được giấu tên, vì sợ bị trù dập.

"Cửa hàng có quản lý mới, và cô ta từ chối tiếp chuyện tôi," - Sumy cho biết. "Cô ta chẳng buồn cất tiếng chào, cả với tôi hay bất kỳ nhân viên người Việt nào ở đó."

Cũng theo Sumy thì bất cứ khi nào cô hay các đồng nghiệp gốc Á tìm đến, quản lý đều lờ đi, coi như không có mặt.

Sự tẩy chay ra mặt khiến Sumy gặp rất nhiều vấn đề. Nhưng cô không thể nói ra, bởi sợ rằng mình có thể mất việc. Bị sa thải giữa một đại dịch, với người gốc Á chẳng khác nào triệt đường.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 16.

- Mia, 42 tuổi, bác sĩ nghiên cứu bệnh ngôn ngữ tại Texas, Mỹ

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 17.

Mùa thu năm ngoái, Mia, một bác sĩ nghiên cứu bệnh ngôn ngữ người Mỹ gốc Việt thông báo cho một phụ huynh rằng sẽ tiếp tục để con quay lại cơ sở để tiếp trị liệu. Và người mẹ từ chối.

"Không được, vì các người mang virus đến đây, mà con trai tôi không thể đeo khẩu trang được."

Mia cũng là một cái tên giả được cung cấp để trả lời phỏng vấn, nhằm bảo mật danh tính.

Trước đó vài tháng, một học sinh khác bảo với Mia rằng cậu không thấy thoải mái khi ở trong văn phòng của bà, vì sợ bà sẽ lây bệnh cho cậu. Một số học sinh khác thậm chí thẳng thừng từ chối bà, cũng vì sợ lây bệnh.

"Họ sợ virus đang ở trong văn phòng của tôi," - Mia nói một cách chua chát. "Nó thực sự khiến tôi buồn đến cùng cực."

"Chuyện chẳng liên quan gì đến chuyên môn. Ngoại hình của tôi, rồi tên của tôi, là vấn đề."

Mia từng nhiều lần thử tranh luận lại, nhưng đa phần đều nhận về câu trả lời kiểu "không phải phân biệt gì đâu".

"Nếu không phải phân biệt thì điều đó có ý nghĩa gì," - Mia tự hỏi, mắt nhìn trống rỗng.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 18.

- Marisa Weaver, 64 tuổi, y tá nhà dưỡng lão tại Bristol, Anh

Suốt gần 1 tuần hồi tháng 2/2020, Marisa Weaver phải làm việc liên tục tại nhà dưỡng lão ở Bristol, Anh. Bà mệt mỏi, nhưng cảm thấy vẫn chịu đựng được. Cho đến ngày thứ 7, các đồng nghiệp yêu cầu bà trở về nhà.

"Tại sao?" - Weaver hỏi, và nhận về câu trả lời khiến bà chạnh lòng.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 19.

"Chúng tôi không muốn nhiễm Covid, nói chung là không muốn nhiễm bệnh. Bà trở về nhà đi vì chúng tôi không muốn bị lây bệnh," - các đồng nghiệp thẳng thắn nói.

"Rồi tôi nói 'Nhưng tôi không bị chẩn đoán nhiễm Covid. Tôi cũng không có bất kỳ triệu chứng nào."

"Trông bà không ổn đâu," - Weaver nhớ lại. "Và rồi họ đuổi tôi về."

Dù các đồng nghiệp không đả động gì đến chủng tộc của Weaver - một người gốc Philippines, bà vẫn cho rằng mình đã bị tẩy chay.

"Họ chỉ nghĩ rằng bạn đến từ châu Á - bạn sẽ nhiễm virus và khiến dịch bệnh lây lan."

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 20.

Ngay cả ở châu Á, sự thù địch về gốc gác cũng đang gia tăng, đặc biệt là với người Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, một quản lý tại khu Chinatown ở thành phố Incheon cho biết cửa hàng của cô chịu ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, và sự phân biệt đã góp phần không nhỏ.

"Tôi thấy rất nhiều người bảo rằng không muốn đến những nơi có người Trung Quốc," - người quản lý giấu tên để tránh bị trả thù chia sẻ về những điều phải nghe ngay từ đầu đại dịch.

Bị tấn công, bị quấy rối và bị chối từ: Người châu Á chia sẻ về sự phân biệt họ phải chịu đựng ở mọi nơi trên thế giới - Ảnh 21.

"Việc kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch bệnh bị gán với Trung Quốc. Nếu mọi thứ tệ hơn, có lẽ sẽ chẳng còn khách hàng tại khu Chinatown nữa."

Một số cửa hàng thậm chí đi xa đến mức từ chối phục vụ khách dựa trên chủng tộc. Piao Lianji - nhân viên Trung tâm Seoul Global, tổ chức vì quyền của người nhập cư - chia sẻ, cô nhìn thấy rất nhiều cửa hàng tại Seoul đặt biển cấm người Trung Quốc bước vào.

"Trái tim tôi thắt lại. Nó khiến tôi nhớ đến những tấm bảng hiệu cấm mang động vật vào nhà hàng," - cô tức giận nói.

Tại Ấn Độ, sự thù địch gia tăng với người Ấn ở phía Đông Bắc - nơi có chung đường biên giới dài với Trung Quốc. Alana Golmei từ Trung tâm hỗ trợ vùng Đông Bắc cho biết, ngày càng có nhiều người ở khu vực này trở thành mục tiêu bị tấn công, bao gồm cả nhân viên y tế. Như câu chuyện của một bác sĩ gần đây còn bị bệnh nhân gọi là "đồ corona", chỉ vì cô ấy trông giống người Trung Quốc.

"Đây không chỉ là dịch bệnh, mà còn là virus của sự phân biệt. Bạn sẽ bị đánh giá xem có virus hay không chỉ bằng ngoại hình."

Tags: Thế Giới

Đăng nhận xét

Tin liên quan

    эффективно вложить деньги